S-TEAM
XIN CHÀO
Hãy đăng nhập để sử dụng tất cả các chức năng của diễn đàn!
Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy đăng ký ngay!

____________________
Nếu cảm thấy khó chịu vì quảng cáo, hãy làm theo hướng dẫn bên trong nhé!
____________________
Very Happy Chúc vui vẻ Smile


Join the forum, it's quick and easy

S-TEAM
XIN CHÀO
Hãy đăng nhập để sử dụng tất cả các chức năng của diễn đàn!
Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy đăng ký ngay!

____________________
Nếu cảm thấy khó chịu vì quảng cáo, hãy làm theo hướng dẫn bên trong nhé!
____________________
Very Happy Chúc vui vẻ Smile
S-TEAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
S-TEAM

Diễn Đàn S-Team Khoa Sinh Học

Latest topics

» Công nghệ sinh học trên người và động vật – Tác giả:Phan Kim Ngọc, Phạm Văn Phúc
by yennhinguyen2507 8/1/2019, 09:35

» [cập nhật] giáo trình Sinh hóa mới
by Tringuyen 4/6/2018, 23:12

» [Hướng dẫn - Chia sẻ] Lehninger Principles of Biochemistry 5th
by Tringuyen 23/5/2018, 23:05

» Sinh Học Tế Bào HK1 Năm 1
by akiramaster 12/1/2018, 12:54

» Cuốn từ điển chuyên ngành sinh học
by tukifa 10/1/2018, 16:18

» Molecular Biology of the Gene, Fifth Edition
by tukifa 10/1/2018, 14:42

» Giá trị Rf của các sắc tố quang hợp
by tukifa 10/1/2018, 14:08

» Cuốn di truyền học-Của thầy Phạm Thành Hổ
by tukifa 10/1/2018, 13:39

» [SH] Môn Động vật học.
by Miamenta19 28/12/2017, 00:40

» Molecular Biology of the Cell, 5th Edition. Alberts
by viethoangle1905 22/12/2017, 21:20

» Kéo dài thời gian dùng thử Geneious v.6.1.2
by SoNoLac 5/12/2017, 07:28

» [Tài liệu] Giáo trình Sinh học phân tử (Sưu tầm)
by callidora 22/11/2017, 18:59

» Khoa Học Trái Đất KH1 Năm 2
by callidora 22/11/2017, 18:57

» [Chia sẻ] Điều trị đau lưng do giãn dây chằng bằng cách nào?
by minhnhatnhat 18/7/2017, 10:22

» Xác chết thống kê :v
by bi107 8/6/2017, 22:02

» [SH] sinh lí thực vật
by nguyenthien 17/5/2017, 18:43

» [CS] Nhập môn CNSH
by kongle 9/5/2017, 03:23

» [CS] Sinh học phân tử
by kongle 9/5/2017, 03:17

» Phương pháp điều trị và thuốc điều trị viêm thanh quản
by minhnhatnhat 4/5/2017, 15:17

» Bộ sưu tập VNF font
by wanderer2012 28/4/2017, 08:22

» [Chia sẻ] 5 lời khuyên dành cho người dùng thiết bị điện tử
by minhnhatnhat 22/4/2017, 09:39

» Tải tài liệu trên tailieu.vn miễn phí
by 1218321 8/4/2017, 10:13

» Từ điển Oxford Dictionary of Biochemistry and Molecular Biology 2nd Edition
by chân chân 23/3/2017, 21:53

» [CS] Vi Sinh
by bingoDYL 19/3/2017, 23:11

» Vật lý - Quang nguyên tử hạt nhân
by X! 3/1/2017, 20:24


You are not connected. Please login or register

Cây cỏ Việt Nam - Phạm Hoàng Hộ

4 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

trungnghiatn

trungnghiatn
VIP
VIP

“Cây cỏ Việt Nam” là một công trình đồ sộ của giáo sư Phạm Hoàng Hộ – bảo bối gối đầu giường của những người làm công tác nghiên cứu thực vật học. Sách do Nhà xuất bản Trẻ phát hành.
Bản PDF của cuốn sách này do một người bạn – blogger Nguyễn Thuận Phong - sưu tầm. Xin [tiếp tục] chia sẻ đến anh chị em sinh viên và những người yêu thích cỏ cây.
Cây cỏ Việt Nam - Phạm Hoàng Hộ Image004_2

Thực vật chúng Việt Nam có lẽ gồm vào khoảng 12.000 loài. Đó là chỉ kể các cây có mạch, chứ không kể các rong, rêu, nấm.
Nước ta có một trong những thựcvậtchúng phong phú nhất thế giới. Pháp chỉ có khoảng 4.800 loài, Âu Châu có khoảng 11.000 loài, Ấn Độ, theo Hooker có khoảng 12 – 14.000 loài. Với một diện tích to hơn nước ta đến 30 lần, Canada chỉ có khoảng 4.500 loài, kể cả loài du nhập. Gần ta, chỉ có Malaysia và Indonesia nhập lại, rộng bằng 6 lần nước ta, mới có số loài cao hơn: số loài phỏngđịnh vào 25.000 (nhưng hiện chỉ biết vào 5.000).

Nguyên nhân của sự phong phú ấy phức tạp. Trước hết Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới thuận lợi cho sự sinh sôi nẩy nở của cây cỏ. Việt Nam không có sa mạc. Lại nữa, Việt Nam nằm trên khối Indosinias của vỏ trái đất bền vững từ mấy triệu năm nay, không chìm ngập dưới biển bao giờ. Rồi vào nguyên đại đệ tứ , Việt Nam không bị băng giá phủ xua đuổi các loài., có khi không trở lại được như ở nhiều nơi. Sau rốt, Việt Nam lại là đường giao lưu giữa hai chiều thực vật phong phú của miền nam Trung Quốc, của Malaysia, Indonesia, và trong quá khứ gần đây, Philippines còn được nối liền với ta. Nên, nếu ở rừng Amazon, trung bình ta gặp được 90 loài/ha, ở Đông Nam Á, ta đếm đến được 160 loài/ha.
Sự phong phú ấy là một diễm phúc cho dân tộc Việt Nam, Vì, như tôi đã viết (1968) “…Hiển hoa là ân nhân vô giá của loài Người: hiển hoa cho ta nguồn thức ăn căn bản hàng ngày; Hiển hoa cung cấp cho ta, nhất là người Việt Nam nơi sinh sống an khang. Biết bao cuộc tình duyên êm đẹp khởi đầu bằng một miếng Trầu, môt miếng Cau. Hồi xưa, mấy ai chúng ta đã không chào đời bằng một mảnh tre để cắt rún, rời nhau? Lúc đầy nguồn sống, lúc nhàn rỗi, lúc nhàn rỗi, chính Hiển hoa cung cấp nguồn sống cho loài người thức uống ngon lành để say sưa cùng vũ trụ. Lúc ốm đau, cũng chính cây cỏ giúp cho ta dược thảo diệu linh…”
Các điều ấy rất đúng hơn với chúng ta, người Việt Nam, mà ở rất nhiều nơi, dân còn sống một nền văn minh dựa trên thực vật.
Những ân nhân của chúng ta ấy đang bị hiểm họa biến mất, tuyệt chủng, vì rừng nước ta đã bị đẩy lùi đến dưới mức độ an toàn, đất màu mỡ đã bị xói mòn mất ở một diện tích lớn, và cảnh sa mạc đang bành trướng mau lẹ. Đã đến lúc theo tiếng nhạc của một bài ca, ta có thể hát: “Thần dân nghe chăng? Sơn hà nguy biến. Rừng dày nào còn. Xói mòn đang tiến…Đâu còn muôn cây làm êm ấm núi sông…” Kho tàng thực vật ấy, chúng ta có phận sự phải bảo tồn. Sự bảo tồn và phục hồi thiên nhiên ở nước ta là rất cấp bách. Chúng ta có thể thực hiện, vì mỗi người của chúng ta dù lớn, dù nhỏ đều có thể góp phần vào sự bảo tồn ấy. Yêu nước không phải chỉ cầm súng chiến đấu, hiến thân vì tổ quốc mà thôi. Thời bình, người kinh doanh tạo ra nhiều công ăn việc làm mới cho nhân dân, cũng đáng phục, đáng ca tụng? Và chúng ta? Bằng những cử chỉ nhỏ hằng ngày, sự đóng góp của chúng ta quan trọng không kém: Không quăng bậy một tia lửa, một tàn thuốc, là ta đã góp phần tránh nạn cháy rừng. Không đốn bậy một cây, là ta đã bảo vệ thiên nhiên của ta. Trồng cây không những là phận sự của nhà nước, hay của các công ty lâm nghiệp. Chung quanh nhà chúng ta, chúng ta có thể tìm trông một cây lạ, đặc biệt, hiếm của vùng hay chỉ có ở Việt Nam. Nhân dân ta yêu cây cảnh, hoa kiểng, nhưng những ai nhàn rỗi cũng có thể trồng một cây lạ hoặc một cây nào đó vào khoảng đất trống, là một nghĩa cử, là một thú tiêu khiển không kém hay, đẹp.
Cây cỏ Việt Nam - Phạm Hoàng Hộ Tacgia(1)
Giáo sư Phạm Hoàng Hộ

Thựcvậtchúng của ta với cả vạn cây cỏ như vậy nhưng mỗi loài đều có tên tuổi và nhiều đặc tính riêng của nó vô cùng lý thú. Dù bạn ở nông thôn hay thành thị, mỗi ngày khi bạn bước ra khỏi nhà, bạn đều sẽ gặp không chỉ cây này thì cỏ nọ, có khi nào bạn nghĩ rằng mình cần phải biết tên của chúng không? Rất cần đó bạn ạ, nếu ta biết mặt, biết tên của một cây, một cỏ, và rồi khi chúng ta đi đâu đó, nếu như gặp một người bạn thân quen, có lẽ sẽ đỡ lẻ loi và chuyến đi ấy sẽ có ý nghĩa hơn không? Cây cỏ, như trên đã nói, không phải là “cỏ cây vô loại” mà là những ân nhân nuôi dưỡng chúng ta, che chở, bảo vệ chúng ta, thậm chí còn chữa bệnh cho chúng ta nữa… Hy vọng rằng tập sách nhỏ này sẽ giúp cho các bạn trẻ nhận biết và làm quen nhiều hơn với những người bạn thiên nhiên hữu ích này.
Download tại
Cây cỏ Việt Nam - Phạm Hoàng Hộ 98bed435e3386d48f12fb3d7f04ee2fa_54507307.steam2
(cả 3 phần và giải nén)
Nguồn: THUANPHONG’s và phanhoaivy's blog



Được sửa bởi trungnghiatn ngày 2/4/2013, 08:49; sửa lần 3.

https://www.facebook.com/lee.trung.nghiax

Huy Hua

avatar
Nòng nọc
Nòng nọc

cám ơn ad nhiều. cuốn sách chứa đựng nhiều kiến thức bổ ích quá. bạn có cuốn sách nhập môn công nghệ sinh học của thầy mới xuất bản k?

mây mây

mây mây
Nòng nọc
Nòng nọc

tks

Lan Lê Nobita

Lan Lê Nobita
Ếch lớn
Ếch lớn

Razz

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết