S-TEAM
XIN CHÀO
Hãy đăng nhập để sử dụng tất cả các chức năng của diễn đàn!
Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy đăng ký ngay!

____________________
Nếu cảm thấy khó chịu vì quảng cáo, hãy làm theo hướng dẫn bên trong nhé!
____________________
Very Happy Chúc vui vẻ Smile


Join the forum, it's quick and easy

S-TEAM
XIN CHÀO
Hãy đăng nhập để sử dụng tất cả các chức năng của diễn đàn!
Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy đăng ký ngay!

____________________
Nếu cảm thấy khó chịu vì quảng cáo, hãy làm theo hướng dẫn bên trong nhé!
____________________
Very Happy Chúc vui vẻ Smile
S-TEAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
S-TEAM

Diễn Đàn S-Team Khoa Sinh Học

Latest topics

» Công nghệ sinh học trên người và động vật – Tác giả:Phan Kim Ngọc, Phạm Văn Phúc
by yennhinguyen2507 8/1/2019, 09:35

» [cập nhật] giáo trình Sinh hóa mới
by Tringuyen 4/6/2018, 23:12

» [Hướng dẫn - Chia sẻ] Lehninger Principles of Biochemistry 5th
by Tringuyen 23/5/2018, 23:05

» Sinh Học Tế Bào HK1 Năm 1
by akiramaster 12/1/2018, 12:54

» Cuốn từ điển chuyên ngành sinh học
by tukifa 10/1/2018, 16:18

» Molecular Biology of the Gene, Fifth Edition
by tukifa 10/1/2018, 14:42

» Giá trị Rf của các sắc tố quang hợp
by tukifa 10/1/2018, 14:08

» Cuốn di truyền học-Của thầy Phạm Thành Hổ
by tukifa 10/1/2018, 13:39

» [SH] Môn Động vật học.
by Miamenta19 28/12/2017, 00:40

» Molecular Biology of the Cell, 5th Edition. Alberts
by viethoangle1905 22/12/2017, 21:20

» Kéo dài thời gian dùng thử Geneious v.6.1.2
by SoNoLac 5/12/2017, 07:28

» [Tài liệu] Giáo trình Sinh học phân tử (Sưu tầm)
by callidora 22/11/2017, 18:59

» Khoa Học Trái Đất KH1 Năm 2
by callidora 22/11/2017, 18:57

» [Chia sẻ] Điều trị đau lưng do giãn dây chằng bằng cách nào?
by minhnhatnhat 18/7/2017, 10:22

» Xác chết thống kê :v
by bi107 8/6/2017, 22:02

» [SH] sinh lí thực vật
by nguyenthien 17/5/2017, 18:43

» [CS] Nhập môn CNSH
by kongle 9/5/2017, 03:23

» [CS] Sinh học phân tử
by kongle 9/5/2017, 03:17

» Phương pháp điều trị và thuốc điều trị viêm thanh quản
by minhnhatnhat 4/5/2017, 15:17

» Bộ sưu tập VNF font
by wanderer2012 28/4/2017, 08:22

» [Chia sẻ] 5 lời khuyên dành cho người dùng thiết bị điện tử
by minhnhatnhat 22/4/2017, 09:39

» Tải tài liệu trên tailieu.vn miễn phí
by 1218321 8/4/2017, 10:13

» Từ điển Oxford Dictionary of Biochemistry and Molecular Biology 2nd Edition
by chân chân 23/3/2017, 21:53

» [CS] Vi Sinh
by bingoDYL 19/3/2017, 23:11

» Vật lý - Quang nguyên tử hạt nhân
by X! 3/1/2017, 20:24


You are not connected. Please login or register

[Xã hội] 25 năm hải chiến Trường Sa: Trang sử bi hùng trên đảo Gạc Ma

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

trungnghiatn

trungnghiatn
VIP
VIP


Trang sử bi hùng trên đảo Gạc Ma
“Lanh gục xuống, một dòng máu nhuộm đỏ dưới chân cột cờ Tổ quốc. Lanh bị thương, nhưng lá cờ của Tổ quốc trên đảo không đổ”.
Trên là trích đoạn về trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma, quần đảo Trường Sa, ngày 14/3/1988, trong trang sử có tên “Kiên cường bảo vệ chủ quyền biển đảo Trường Sa” của Lịch sử Trung đoàn công binh 83 Quân chủng Hải quân (công binh E83).
Chúng tôi đến gặp thượng tá Hoàng Hoan, nguyên là Phó Chỉ huy về chính trị của công binh E83. Giữa căn nhà nhỏ của Thượng tá Hoàng Hoan ở phường Thọ Quang, quận Sơn Trà (Đà Nẵng), trang sử bi hùng về trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma như dậy sóng.
[Xã hội] 25 năm hải chiến Trường Sa: Trang sử bi hùng trên đảo Gạc Ma A9-83e4f
Thượng tá Hoàng Hoan xem lại những hình ảnh kỷ niệm với Trường Sa
Theo thượng tá Hoàng Hoan, từ cuối năm 1987 đầu năm 1988, tình hình ở quần đảo Trường sa thuộc vùng biển Đông Nam của Tổ quốc đã trở nên phức tạp. Tháng 10/1987, Tư lệnh Quân chủng Hải quân đã ra lệnh chuyển lên trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao cho các đơn vị thuộc quần đảo Trường Sa và lệnh cho một số đơn vị, trong đó có công binh E83 Quân chủng Hải quân sẵn sàng đi xây dựng, chi viện đảo.
Tháng 1/1988, Trung đoàn đã bắt đầu lần lượt điều các khung đi xây dựng tại các đảo ở quần đảo Trường Sa. Đầu tháng 3/1988, đối phương tăng cường lực lượng hải quân xuống khu vực quần đảo của ta. Bộ Tư lệnh Quân chủng đã có chỉ thị cho Lữ đoàn 125, Lữ đoàn 146 và Trung đoàn công binh 83 chuẩn bị lực lượng sẵn sàng ra Trường Sa.
20h đêm 11/3/1988, tàu HQ-604 của Đoàn 125 do đồng chí Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng đã nhổ neo tại căn cứ của công binh E83, tiếp tục đưa hai khung của Trung đoàn và các đồng chí của Đoàn 146 đi đóng giữ bảo vệ đảo. Tiếp đó, 2h sáng hôm sau, ngày 12/3/1988, tàu HQ-605 của Đoàn 125 cũng được lệnh tăng cường cho đảo.
Tối 13/3/1988, đối phương uy hiếp mạnh một số đảo của ta, ngay trong đêm 13/3/1988, Sở Chỉ huy đã chỉ thị cho bộ phận đi đóng giữ đảo: Quyết giữ vững mục tiêu, khẩn trương thả xuồng máy, xuồng nhôm xuống bám giữ đảo, đồng thời chuyển vật liệu xây dựng lên làm nhà.
Đến 6h sáng 14/3/1988, lực lượng vũ trang của đối phương xông vào. Cán bộ chiến sĩ Hải quân Việt Nam dưới sự chỉ huy của thiếu úy Trần Văn Phương kết thành vòng tròn, kiên quyết bảo vệ ngọn cờ Tổ quốc.
Đôi bên giằng co quyết liệt. Đối phương nổ súng, bắn vào thiếu úy Phương. Thiếu úy Phương ngã xuống. Vừa lúc ấy, binh nhất Nguyễn Văn Lanh (nay là thiếu tá Nguyễn Văn Lanh, người đã được Nhà nước phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân sau trận chiến bảo vệ đảo này, hiện đang ở TP Hồ Chí Minh) xông lên. Lanh vừa đánh bật khẩu súng ngắn trên tay một chỉ huy của đối phương thì một lính khác của đối phương đã dùng lưỡi lê sắc nhọn đâm vào Lanh từ phía sau. Lanh gục xuống, máu chảy nhuộm đỏ dưới chân cột cờ Tổ quốc. Lanh bị thương nhưng lá cờ của Tổ quốc trên đảo không đổ. Trước sự kiên cường của chiến sĩ ta, đối phương rời đảo.
Rút về tàu chiến, đối phương nổ súng vào các cán bộ chiến sĩ Hải quân ta đang bám giữ đảo và cả tàu HQ-604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ đang ở đó. Tàu HQ-604 chìm trong lòng biển. Sau trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988 lịch sử, 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân ta đã anh dũng hy sinh.
Thượng tá Hoàng Hoan, nguyên Phó Chỉ huy về chính trị Trung đoàn công binh 83 Quân chủng Hải quân đặt tay lên trang sử của Trung đoàn ngày 14/3/1988, nói tiếp: “Rất nhiều cán bộ chiến sĩ đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma ngày ấy. Nhưng chúng tôi không một ai nao núng, càng quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Ngày 16/3/1988, chỉ 2 ngày sau trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma, công binh E83 điều tiếp ngay hai khung của tiểu đoàn 886 và tiểu đoàn 887 xuống 2 tàu của Quân khu 5 đi xây nhà tại quần đảo Trường Sa nằm ở vùng biển đông nam của Tổ quốc”.

Trường Sa thiêng liêng trong tim mẹ, tim cha

Con trai anh dũng hy sinh ngoài đảo, kỷ vật gửi về quê mẹ là tấm quân phục hải quân. Tấm áo ấy, mẹ đã lần từng đường chỉ tháo ra, may lại. Tấm áo của đứa con trai anh dũng kiên cường vì chủ quyền biển đảo, mẹ đã mặc suốt 25 năm nay...
Ngày 14/3 sắp tới, tại Đà Nẵng sẽ diễn ra chương trình giao lưu “Hướng về Trường Sa thân yêu”. Chương trình có sự tham gia của các cựu chiến binh Trường Sa và thân nhân các liệt sĩ ở Đà Nẵng đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) ngày 14/3/1988.
PV Dân trí đã tìm gặp thân nhâncác liệt sĩ và các cựu binh Trường Sa ở Đà Nẵng. Sau tròn 25 năm, trang sử bi hùng của dân tộc trong cuộc chiến bảo vệ biển đảo quê hương vẫn vang vọng lòng người.
Trong 64 anh hùng liệt sĩ hy sinh trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma, quần đảo Trường Sa ngày 14/3/1988, có 9 liệt sĩ quê quán ở Đà Nẵng. Sau 25 năm, tên gọi Trường Sa thiêng liêng luôn ở trong tim những người mẹ, người cha của những liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Chúng tôi đến thăm nhà mẹ Lê Thị Muộn, mẹ của liệt sĩ Phan Văn Sự ở đường Hưng Hóa 3 (quận Hải Châu, Đà Nẵng). Mẹ Muộn năm nay đã 81 tuổi. Tóc mẹ bạc trắng. Mẹ nói: “Có đận mẹ đau ốm luôn nên phải về bên nhà con gái ở bên đường Hàn Thuyên. Khỏe lại, mẹ lại về bên nhà con trai ở đường Hưng Hóa 3 đây. Nhà có bàn thờ con trai mẹ đã hy sinh ở Trường Sa”.
[Xã hội] 25 năm hải chiến Trường Sa: Trang sử bi hùng trên đảo Gạc Ma A3-83e4f
Mẹ Lê Thị Muộn thắp nhang cho con trai thứ bảy của mẹ là liệt sĩ Phan Văn Sự đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc ma, quần đảo Trường Sa năm 1988
Mẹ nhớ: “Hồi đó, thằng Sự mới có hai mươi tuổi…”. Câu chuyện về đứa con trai thứ bảy trong tám người con của mẹ có nước mắt thương con, có nụ cười tự hào. Mẹ kể: “Năm 1987, Sự đang còn đi học, lại đăng ký đi bộ đội. Đăng ký xong rồi mới về thưa với ba mẹ, rồi lên đường nhập ngũ luôn. Chồng tôi lúc đó đang đau nặng, vẫn đồng ý cho con đi. Trước đó, anh trai của Sự cũng đã nhập ngũ. Chồng tôi dặn con: “Đã đi bộ đội thì phải đàng hoàng, quyết ý, quyết chí một lòng”.
Tết Nguyên Đán năm 1988, Sự về thăm nhà, nói là sẽ đi xây dựng ở ngoài đảo. Đơn vị phân công cho Sự ở lại coi chừng đồ đạc, nhưng Sự xin đi. Nó nói: “Anh em đều đi cả, sao con có thể ở lại một mình?””.
Mẹ Muộn chặm nước mắt, ngày 14/3/1988 vẫn như in trong lòng mẹ. Mẹ kể: “Ngay trong ngày, đài phát thanh đã có thông tin. Buổi sáng, nghe thấy tên con trong danh sách các chiến sĩ hy sinh và mất tích sau trận chiến. Buổi chiều, ba thằng Sự đang nằm viện điều trị bệnh cũng ra đi…”. Trong cùng một ngày, mẹ nhận một lúc hai tin dữ mất con, mất chồng. Nỗi đau của mẹ khiến câu chuyện phút chốc như nghẹn lại. Căn phòng khách nhà mẹ lặng im.
Con trai anh dũng hy sinh ngoài đảo, kỷ vật gửi về quê mẹ là tấm quân phục hải quân. Tấm áo ấy, mẹ đã lần từng đường chỉ tháo ra, may lại thành tấm áo cánh. Tấm áo của đứa con trai anh dũng kiên cường vì chủ quyền biển đảo, mẹ đã mặc suốt 25 năm nay.
[Xã hội] 25 năm hải chiến Trường Sa: Trang sử bi hùng trên đảo Gạc Ma A2-83e4f
Tấm áo quân phục hải quân, kỷ vật của liệt sĩ Phan Văn Sự, được mẹ Muộn may lại thành tấm áo cánh để mặc suốt 25 năm nay.
Mẹ nói: “Mẹ mặc áo để nhớ con, để con biết rằng mẹ luôn tự hào về con. Mẹ không nghĩ Sự đã mất đi rồi. Suốt 25 năm nay, mẹ vẫn tưởng nó như hồi con mới lớn, hễ đi học thì thôi, về tới nhà lại xắn tay áo phụ mặt chặt củi, phơi đồ… Hồi đi bộ đội mỗi bận về phép thăm nhà, nó cũng tháo vát việc nhà phụ mẹ như vậy đó…”.
Ngày ấy, giữa Đà thành, nghe tin đài báo, có người mẹ bần thần nghe tin con hy sinh, có người cha đứng lặng giữa đường. Ông kể: “Nghe loa phát thanh báo tin ở Trường Sa, tôi đang ở trong nhà chạy ra đường, bình tĩnh lắng nghe cho rõ. Đến gần cuối danh sách, tôi nghe thấy tên con. Tôi đứng lặng giữa đường, rồi quay về nhà báo tin cho bả (vợ ông). Có một đoạn đường mà chân đi không vững, tôi vấp mấy lần…”. Ông là ông Lê Văn Xuân, cha của liệt sĩ Lê Văn Xanh.
Trong gian phòng khách nhà số 47 đường Nguyễn Thành Ý (quận Hải Châu, Đà Nẵng), ông Xuân mang ra một chiếc yếm quân phục hải quân được xếp phẳng phiu. Chiếc yếm đã bạc màu, sờn rách qua năm tháng vì ngấm muối mặn biển đảo Trường Sa mà ông coi như báu vật.
[Xã hội] 25 năm hải chiến Trường Sa: Trang sử bi hùng trên đảo Gạc Ma A7-83e4f
Ông Xuân bên kỷ vật của con trai - liệt sĩ Lê Văn Xanh
Mân mê vạt yếm quân phục hải quân, gấp lại cho ngay ngắn, ông Xuân nhớ lại: “Ngày ấy tin báo danh sách những người đã hy sinh và mất tích. Mất tích, nghĩa là còn hy vọng sống còn. Nhưng tôi có linh cảm của người làm cha khi con gặp chuyện chẳng lành. Ai mất con mà chẳng đau. Tôi vẫn kiềm lòng để trấn an cả nhà, bình tĩnh lập bàn thờ con mình”.
Liệt sĩ Lê Văn Xanh, trong ký ức của cha, “là đứa hoạt bát. Ở nhà, nó là anh cả của bảy anh em. Ra ngoài, anh em, bạn bè làm chi cũng xung phong đi đầu. Hồi em nó đau bệnh, cả nhà dồn sức lo chữa bệnh cho con bé, nó xin nghỉ học ở trường, về nhà đi giã cào (nghề đò) với cha để phụ lo với gia đình.
Rồi đến năm 1987, năm nó 23 tuổi, nó đăng ký đi bộ đội. Tết năm 1988, nó về phép thăm nhà, mùng 4 Tết đã quay về đơn vị đóng quân bên Sơn Trà (Đà Nẵng). Khi ra đến đảo, con tôi có lần viết thư về nhà nói qua tình hình ngoài ấy… Sau ngày con tôi hy sinh, gia đình nhận lại kỷ vật của Xanh, chỉ còn tấm yếm quân phục hải quân ni đây thôi”. Ông Xuân thắp nén nhang cho con trai, trải lòng: “Ai mất con mà chẳng đau. Nhưng gia đình tự hào vì con đã hy sinh anh dũng khi bảo vệ biển đảo của Tổ quốc”
Dantri.com.vn

https://www.facebook.com/lee.trung.nghiax

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết